Quy trình bảo dưỡng xe ô tô
Để bảo đảm xe tô luôn vận hành hiệu quả, quy trình bảo dưỡng xe ô tô vô cùng cần thiết. Bất kỳ loại phương tiện nào cũng cần bảo dưỡng một cách định kỳ và đều đặn, bởi xe ô tô qua một thời gian dài sử dụng sẽ bị hao mòn các chi tiết, làm giảm đi chất lượng dầu nhờn và các dung dịch trong xe ô tô. Điều này đòi hỏi quý khách nên có sự bảo dưỡng xe ô tô hoàn hảo để giúp cho chiếc xe ô tô của quý khách luôn được vận hành một cách tốt nhất. Lịch bảo dưỡng xe ô tô có thể thay đổi tùy theo chiếc xe ô tô của quý khách hàng được sử dụng như thế nào.
Sau mỗi 5000 km :
Thường chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 5000 km. Công việc bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa. Ngoài ra nếu cẩn thận hơn, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu phanh, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, … và châm thêm nếu thiếu hụt.
THAY NHỚT ĐỘNG CƠ Ô TÔ
VỆ SINH LỌC GIÓ ĐỘNG CƠ
Sau mỗi 10.000 km:
Trong lần thay dầu thứ 2 này bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km.
THAY LỌC NHỚT
Sau 30.000 km:
Sau 30.000 km, khả năng bôi trơn bị giảm, khả năng ăn mòn của dầu phanh tăng lên, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động
của động cơ và sức khỏe của bạn. Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt và bảo vệ sức khỏe của bạn.
THAY LỌC GIÓ ĐÔNG CƠ
THAY LỌC GIÓ ĐIỀU HÒA
Sau 40.000 km:
Công việc bạn cần làm cho chiếc xe của mình sau mỗi 40.000 km bao gồm: Thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây đai động cơ, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu ly hợp. Việc thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ cũng quan trọng như thay dầu máy. Điều này giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo cho hệ thống truyền động của xe luôn làm việc tốt.
THAY DẦU TRỢ LỰC LÁI
THAY DẦU CẦU,THAY DẦU HỘP SỐ
Sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các cặn bẩn và tạp chất. Bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới để tránh tình trạng lọc bị nghẹt ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Nên thay thế lọc nhiên liệu định kỳ sau mỗi 40.000 km.
THAY LỌC NHIÊN LIỆU
Sau một thời gian dài sử dụng, dầu phanh và dầu ly hợp có thể lẫn hơi ẩm làm giảm khả năng ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh. Bạn cần thay thế dầu phanh và dầu trợ lưc lái định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất.
THAY DẦU PHANH
Bạn nên thay dầu trợ lực mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo chất lượng bôi trơn của dầu, giúp hệ thống trợ lực tay lái hoạt động êm ái, đánh lái nhẹ nhàng, êm dịu.
THAY DẦU TRỢ LỰC LÁI
Dây đai động cơ sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai, nứt làm giảm khả năng ma sát, bị trượt trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế dây đai động cơ định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống truyền động luôn làm việc ổn định và hiệu quả cao.
THAY DÂY ĐAI ĐỘNG CƠ
Sau 100.000 km:
Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc. Đây cũng là lúc bạn kiểm tra thay các bộ phận như bugi, má phanh…nếu cần thiết.
THAY NƯỚC GIẢI NHIỆT
Bảo dưỡng ắc quy
Kiểm tra ắc-quy
Xe sẽ không khởi động được nếu bình ắc-quy trên xe không đủ mạnh. Sau đây là một vài hướng dẫn đơn giản giúp kéo dài tuổi thọ cho bình ắc-quy.
ĐO ĐIỆN BÌNH ẮC QUY
Lau sạch ắc-quy.
Vào mùa đông, ắc-quy thường hay bị “chết”. Thế nhưng, trên thực tế, thời tiết nóng nực của mùa hè còn có hại hơn cho ắc-quy. Nhiệt độ cao của mùa hè có thể đẩy nhanh phản ứng hóa học bên trong ắc-quy. Điều đó khiến ắc-quy bị quá tải. Ngoài ra, nhiệt độ còn làm hỏng ắc- quy bằng cách làm bay hơi dung dịch. Cách tốt nhất để ắc-quy chạy tốt là giữ thật sạch sẽ. Quý khách nên thường xuyên tháo dây ắc-quy và lau sạch các đầu cực. Hãy đảm bảo ắc-quy được hàn chặt và tất cả các mối nối đều an toàn.
Đến thời gian thay dầu nhớt định kỳ, cũng là thời gian kiểm tra bình điện nhằm đảm bảo mọi hoạt động trên xe liên quan tới năng lượng của ắc-quy như đèn, xi-nhan, còi, máy điều hòa.... được trơn tru, tạo sự an tâm tự tin cho Quý khách trên mọi hành trình.
Kiểm tra lốp xe
Lốp cũng như những đôi giày đế mềm êm ái. Nếu chúng ta đi ngàn dặm đường thì cũng đến lúc chúng sẽ hao mòn, mất đi độ bám đường cần thiết và độ an toàn. Để sử dụng những chiếc lốp được bền bỉ hơn, Quý khách hãy thường xuyên kiểm tra lốp vào mỗi 10.000 – 12.000 Km để chắc chắn chúng đạt mức áp suất đúng tiêu chuẩn, và xoay tròn bánh xe kiểm tra lốp có rơi vào tình trạng bị “phù”, nảy bánh hay không.
KIỂM TRA VỎ XE
Lốp là một trong những bộ phận thường xuyên bị coi nhẹ trên xe hơi. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết cách kiểm tra lốp xe đúng cách. Tuy nhiên, những chiếc lốp xẹp hơi, quá căng, mòn hoặc không thẳng hàng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng, và khiến xe “ngốn” nhiều nhiên liệu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của Quý khách và gia đình mà còn gây hao mòn túi tiền.
Vệ sinh hệ thống phanh
Nếu hệ thống phanh/thắng quá lâu không được kiểm tra sẽ dễ dẫn đến tình trạng má phanh mòn hoặc chai cứng, thay thế gây hao phí về mặt tài chính. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho Quý khách và cho xe, chúng ta cần phải kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.
BẢO DƯỠNG VỆ SINH HỆ THỐNG PHANH
Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của phanh ô tô thì việc kiểm tra bảo dưỡng phanh cần được thực hiện thường xuyên.